TTO - Mặc dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn,
nhưng quý II-2008, thị trường điện thoại toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh
khi có sự cạnh tranh khốc liệt ở mảng thiết bị cao cấp. Theo IDC, tổng
số lượng sản phẩm bán ra toàn cầu đạt 306 triệu chiếc, tăng 5,6% so với
con số 289,7 triệu chiếc của quý trước.
Nhu cầu về điện thoại vẫn tiếp tục tăng cao khi các
nhà cung cấp liên tục đưa ra các model tầm trung và cao cấp có tính
năng GPS, màn hình cảm ứng, multimedia.
|
HTC Touch Diamond, một trong những con dế thông minh được nhiều người quan tâm |
Những thay đổi về thiết kế cũng làm cho cuộc cạnh tranh giữa các thiết bị trở nên sôi động hơn. Thời gian qua, mảng điện thoại thông minh
đã tăng trưởng mạnh nhất, đạt 40%/năm, trong khi những mảng điện thoại
còn lại chỉ tăng khoảng 10%. “Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đại gia
khi không ngừng tung ra những con "dế" với nhiều tính năng cao cấp hấp
dẫn đã giúp thị trường này phát triển rất tốt”, Ramon T. Llamas, Giám
đốc nghiên cứu mảng di động của IDC, cho biết.
Nokia - số 1 về điện thoại thông minh
Quý II-2008, điện thoại thông minh chiếm 13% số di
động bán ra. Nokia đứng đầu bảng với thị phần lên tới 71%. RIM
BlackBerry và HTC có thị phần tương đương nhau (7%). Motorola và
Samsung chiếm khoảng 3%. HTC và RIM mỗi hãng bán được khoảng một triệu
smartphone.
Tại Bắc Mỹ, những con “dế” cao cấp thu hút được nhiều
người dùng. Châu Á và Trung Đông quý vừa rồi đã có tới 12,6 triệu máy
được bán. Trong khi đó tăng trưởng của thị trường điện thoại thông minh
đang chậm lại tại khu vực châu Âu.
LG đứng đầu thị trường “dế” CDMA
|
LG W53CA - Điện thoại CDMA 3G chụp hình 5,1 Megapixel |
Ở mảng thị trường điện thoại CDMA, hãng LG giành vị
trí cao nhất trong quý II năm nay với tổng số sản phẩm bán ra đạt 12,7
triệu đơn vị, chiếm 27,5% thị phần. Chỉ riêng tại Mỹ, LG đã tiêu thụ
được 7,6 triệu đơn vị. Thông tin này vừa được hãng Strategy Analytics
công bố.
27,5% là mức thị phần lớn nhất mà LG đạt được từ trước
tới nay. Quý trước, hãng đạt 25,9% và cùng kỳ năm trước đạt 18,1%. Xếp
sau LG trên thị trường CDMA là Samsung với 8,2 triệu sản phẩm bán ra,
đạt 17,7% thị phần. Motorola đứng thứ ba với 5,1 triệu đơn vị, 11% thị
phần.
Trong số những sản phẩm đã được LG tung ra thị trường,
Viewty KU990 với máy ảnh 5 Megapixel là điện thoại được người dùng ưa
chuộng nhất. Sau đó là Venus và Voyager, hai mẫu máy đình đám tại thị
trường châu Âu và Bắc Mỹ, với doanh số lần lượt là 1,6 triệu và 1,3
triệu chiếc. Prada cũng đã tiêu thụ được hơn 900.000 sản phẩm kể từ khi
ra mắt.
Top 5 hãng toàn thị trường
Kết thúc quý II-2008, Nokia chiếm 39,9% thị phần thị
trường di động thế giới. Dòng sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận nhất
cho Nokia là Nseries và Eseries. Trọng tâm của công ty là tập trung vào
và cố gắng đáp ứng các yêu cầu tại những thị trường mới, nhờ đó đã tăng
số điện thoại xuất xưởng tới 1/3 so với tổng số máy điện thoại được
xuất xưởng trên toàn thế giới từ các máy đời 1200 và 1208.
Samsung duy trì vị trí thứ hai với mức tăng trưởng
22%, mặc dù đã giảm nhẹ so với những quý vừa qua, do cạnh tranh quyết
liệt ở sản phẩm tầm trung, cao cấp, cũng như ảnh hưởng bởi nền kinh tế,
kéo theo mức tiêu thụ sản phẩm kém. Trong những tháng qua, Samsung
thành công nhất ở mảng thiết bị cao cấp khi tung ra model F480 và M800.
Tiếp theo sau là Mototola ở vị trí thứ ba, LG và Sony Ericsson.
Trong quý II, Motorola tiếp tục gặp một số khó khăn vì
giám đốc điều hành cấp cao còn mới và không có người lãnh đạo trong bộ
phận thiết bị di động mặc dù cũng có tin đồn về người sẽ đảm nhận vị
trí này. Trong quý II vừa qua, hãng lại tiếp tục bị thua lỗ. Mặc dù
vậy, Motorola đã đạt được mức tăng trưởng nhẹ về số máy xuất xưởng so
với quý trước. Mức tăng trưởng này đã giúp công ty giữ được vị trí thứ
3 trên toàn cầu. Các sản phẩm mới của công ty bao gồm điện thoại tính
năng, trong đó có máy ROKR E8, hai thiết bị MING mới và một số thiết bị
3G mới.
LG Electronics tiếp tục củng cố vị trí thứ 4 của mình
trong vai trò người bán lẻ điện thoại di động với số máy xuất xưởng đạt
kỷ lục cao mới. Cùng với đó là sự thành công của công ty ở thị trường
mới mở, việc quản lý chi phí tốt và sự đón nhận nồng nhiệt các sản phẩm
máy điện thoại mới như Secret, Venus, và Viewty. Bên cạnh đó, LG còn
đạt được mức tăng trưởng nhẹ trong biên độ hoạt động so với qúy trước.
Công ty hy vọng rằng với khả năng tiếp thị tốt hơn và khả năng đáp ứng
nhanh chóng các yêu cầu của thị trường, hãng sẽ tiếp tục bảo vệ mình
trước nhưng suy giảm trên thị trường ASP vào cuối năm nay.
Sony Ericsson vẫn đứng vững qua một quý đầy khó khăn,
vì nhu cầu thấp tại thị trường châu Âu, và cạnh tranh ngày càng cao về
giá cả cũng như các sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Mặc dù vậy, công ty vẫn giới thiệu và xuất xưởng một số máy cầm tay
nhãn hiệu Cyber-shot và Walkman ra thị trường. Biên độ hoạt động và mức
tăng trưởng của công ty đang giảm nhẹ. Để vượt qua điều này, giám đốc
điều hành công ty, ông Hideki Komiyama đã đưa ra kế hoạch điều chỉnh
lại hoạt động và các nguồn lực của công ty.
Phân tích vùng
Mặc dù giá lương thực và giá dầu tăng, sự phát triển
của ĐTDĐ trên các thị trường mới mở ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp
tục tăng mạnh. Nokia cho biết sức bán của hãng mạnh nhất ở thị tường Ấn
Độ khi thuê bao ở các vùng nông thông gia tăng.
Để không bị ảnh hưởng từ iPhone 3G, trong thời điểm
này, các nhà bán lẻ thiết bị di động trong khu vực, kể cả HP và MWG,
cũng tân dụng cơ hội để đưa ra những sản phẩm mới.
Trong quý II vừa qua, số máy bán được tại châu Âu,
Trung Đông và châu Phi (EMEA) cũng tăng nhẹ so với quý I đầu năm, phản
ánh một mức phát triển lành mạnh trong suốt một năm qua. Tại Tây Âu, LG
và Samsung đã tăng thị phần với những dòng sản phẩm trung bình và công
nghệ đơn giản trong khi đó các thị trường mới mở ở Trung Đông và châu
Phi tiếp tục phát triển với các sản phẩm điện thoại Nokia dành cho
người mới sử dụng.
Ở Bắc Mỹ, việc xuất xưởng điện thoại di động cũng tăng
hơn so với quý trước. Các nhà bán lẻ đã giới thiệu nhiều điện thoại
tính năng trước cả iPhone 3G, trong đó nhiều sản phẩm có cả màn hình
cảm ứng, âm nhạc hoặc GPS. Đồng thời, thị trường điện thoại nhiều tính
năng cũng phát triển nhanh hơn thị trường điện thoại di động, chiếm gần
1/5 tổng số điện thoại di động được xuất xưởng.
Ở châu Mỹ Latinh, việc xuất xưởng điện thoại di động
tiếp tục tăng. Với sự ra đời liên tục của các mạng điện thoại và dịch
vụ mới trong khu vực, chiến lược cơ bản của các nhà bán lẻ và nhà cung
cấp dịch vụ trong năm 2008 là khuyến khích và thuyết phục người sử dụng
hiện nay chuyển từ những chiếc điện thoại công nghệ đơn giản sang sử
dụng những chiếc điện thoại với nhiều tính năng phức tạp. Do vậy, các
nhà bán lẻ đã tung ra thị trường rất nhiều các mô hình điện thoại mới
trong quý vừa qua.
Tuổi Trẻ Online
|